BỆNH APTHOSE

[:en]

1.ĐẠI CưƠNG

-Bệnh aphtose được đặc trưng bởi các vết loét ở niêm mạc miệng, sinh dục giới hạn rõ ràng, đau nhức nhiều và dễ tái phát.

-Tiến triển của bệnh có thể khỏi tự nhiên và cho đến nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu. Mục đích điều trị toàn thân và tại chỗ là làm giảm đau và nhanh lành sẹo.

2.NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân của bệnh chưa được biết rõ.

3.CHẨN ĐOÁN

a)Chẩn đoán xác định: dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

– Lâm sàng

+Tổn thương cơ bản lúc đầu là dát đỏ sau đó loét hình tròn hoặc hình bầu dục, đáy màu vàng, bờ đều, mềm, xung quanh là quầng đỏ. Tổn thương rất đau và không có hạch vùng.

+Tất cả các vị trí của khoang miệng có thể có tổn thương. Tuy nhiên, rất hiếm gặp ở lợi, vòm cứng và bờ tự do của môi.

+Các tổn thương loét thường tiến triển ổn định sau 7 đến 10 ngày và rất hay tái phát. Thời gian tái phát tùy thuộc vào người bệnh có thể từ vài tháng đến vài ngày. Thường liên quan đến các yếu tố stress hoặc mệt mỏi. Tuy nhiên, khó có thể cho rằng đây là các yếu tố khởi động bệnh.

-Cận lâm sàng

+Mô bệnh học cho thấy tổn thương loét không đặc hiệu do tắc nghẽn các mạch máu.

+Công thức máu

+Máu lắng

+Chức năng gan thận

+HIV

+Khám răng hàm mặt

+Chụp tim phổi

b) Thể lâm sàng

-Thể thông thường

Thể này chiếm 60-80 % các thể của bệnh aphtosis và có thể khởi phát ở trẻ nhỏ. Bệnh thường tái phát thành từng đợt với 3 đặc điểm:

+Kích thước các vết loét từ 3-4 mm.

+Tiến triển thường khỏi sau 1 tuần.

+Không để lại sẹo.

Các yếu tố thuận lợi cho việc xuất hiện bệnh như thức ăn (cùi dừa, dâu, chocolat, cà chua, vỏ trái cây), lấy men răng, sang chấn do cắn hoặc các yếu tố toàn thân như stress, mệt mỏi.

-Thể nhiều tổn thương

+Mỗi đợt phát bệnh gồm nhiều tổn thương (trên 3 tổn thương).

+Tiến triển từ 3 đến 4 tuần, đôi khi kéo dài hơn.

+Apthosis dạng hạt kê là một thể đặc biệt gồm hàng trăm tổn thương nhỏ với triệu chứng cơ năng rất đau.

+Toàn trạng thường không bị ảnh hưởng. Tổn thương thường ổn định trong thời gian 10 ngày đến 2 tuần.

-Loét khổng lồ

+Kích thước vết loét lớn trên 1cm, tổn thương thường đơn độc. Loét đôi khi phù nề hay hoại tử và tiến triển nhiều tuần hoặc nhiều tháng.

+Các triệu chứng cơ năng thường trầm trọng như nói khó, nuốt khó.

+Khi khỏi có thể để lại sẹo co kéo.

+Thể này thường hiếm gặp, thường xảy ra ở nhưng người bệnh có suy giảm miễn dịch, có CD4 giảm.

-Loét apthosis trong các bệnh lý toàn thân. + Bệnh Behεet

Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi (20-30 tuổi) chủ yếu ở nam giới (tỉ lệ nam/nữ là 8/2), ở các nước Địa Trung Hải và Nhật Bản. Chẩn đoán bệnh dựa vào các tiêu chuẩn chính là:

. Apthosis ở miệng tái phát

. Apthosis ở sinh dục

. Viêm thể mi

. Viêm quanh nang lông

.Pathergy test dương tính

.Hồng ban nút

Các biểu hiện khác: viêm khớp, viêm mao mạch, các tổn thương thần kinh…. + Bệnh viêm mạn tính đường tiêu hóa

Bệnh Crohn là bệnh lý viêm mạn tính của hồi tràng và đại tràng, sinh bệnh học chưa rõ. Mô bệnh học cho thấy các tổn thương dạng u hạt là tổn thương hướng tới chẩn đoán bệnh.

Viêm xuất huyết đại trực tràng: là bệnh viêm không đặc hiệu của trực tràng. Sinh bệnh học chưa rõ. Tổn thương miêm mạc miệng thường gặp, nhất là thể nặng.

Bệnh lý huyết học

.Bệnh giảm bạch cầu đa nhân và vô bạch cầu hạt: đôi khi nguyên nhân do thuốc, bệnh máu, tự phát hoặc AIDS. Tổn thương loét sâu, hoạt tử, đôi khi liên quan đến vi khuẩn yếm khí, đáp ứng tốt đối với kháng sinh. Bệnh thường khởi phát từ nhỏ và tương ứng với tình trạng bất thường sinh tủy không rõ căn nguyên với biểu hiện sốt và nhiễm khuẩn tái phát.

.Thiếu máu: thường kèm theo những đợt tái phát của apthosis ở miệng, liên quan đến thiếu vitamin B12, folat, hoặc thiếu sắt. Bệnh thuyên giảm khi điều trị tình trạng thiếu máu.

4.ĐIỀU TRỊ

a)Nguyên tắc điều trị: việc điều trị phải phù hợp với từng thể lâm sàng. Cần loại bỏ ổ nhiễm khuẩn ở răng miệng và tránh những thức ăn gây kích ứng.

b)Điều trị cụ thể

-Điều trị tại chỗ:

+ Thuốc mỡ GANIKderma

Prednisolon súc miệng: hòa 1-2 viên 20mg trong một cốc nước, súc miệng 3- 4 lần/ngày, không được uống.

Triamcinolon bôi 3-4 lần/ngày.

. Thuốc bọc dạ dày có tác dụng bọc vết loét, thường dùng đối với những người bệnh có nhiều tổn thương.

-Điều trị toàn thân

+Colchicin: liều dùng 1mg/ngày. Hiệu quả điều trị thường sau 1 tháng với các biểu hiện giảm kích thước các tổn thương, giảm tần suất tái phát và giảm các triệu chứng cơ năng.

+Thalidomid: thuốc có tác dụng điều trị tốt nhưng tác dụng phụ là gây quái thai hoặc các rối loạn thần kinh ngoại biên, đau đầu, táo bón…liều dùng 100mg/ngày trong thời gian 10 ngày đến 3 tuần, không nên kéo dài sau khi khỏi.

+Pentoxifyllin 300mg x 3 lần/ngày.

+Corticosteroid: được chỉ định trong các trường hợp tái phát nhiều lần, nhiều tổn thương, không nên điều trị kéo dài.

+Các thuốc khác

. Vitamin C 2g/ngày trong 15 ngày hoặc bằng đường tĩnh mạch hoặc bằng đường uống.

. Acyclovir

. Levamisol

. Dapson

. Sulfat kẽm

. Sắt

. Vitamin B1, B6, B12

. Interferon alpha

6.PHÕNG BỆNH

-Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

-Điều trị các ổ nhiễm khuẩn vùng răng miệng.

-Tránh ăn các thức ăn cay nóng.

-Tránh các stress về tâm lý.

-Điều trị tích cực các bệnh kèm theo.

[:vi]

1.ĐẠI CƯƠNG

-Bệnh aphtose được đặc trưng bởi các vết loét ở niêm mạc miệng, sinh dục giới hạn rõ ràng, đau nhức nhiều và dễ tái phát.

-Tiến triển của bệnh có thể khỏi tự nhiên và cho đến nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu. Mục đích điều trị toàn thân và tại chỗ là làm giảm đau và nhanh lành sẹo.

bệnh aphtose
Loét áp-tơ ở bộ phận sinh dục

2.NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân của bệnh chưa được biết rõ.

3.CHẨN ĐOÁN BỆNH APTHOSE

a) Chẩn đoán xác định : dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

– Lâm sàng

+Tổn thương cơ bản lúc đầu là dát đỏ sau đó loét hình tròn hoặc hình bầu dục, đáy màu vàng, bờ đều, mềm, xung quanh là quầng đỏ. Tổn thương rất đau và không có hạch vùng.

+Tất cả các vị trí của khoang miệng có thể có tổn thương. Tuy nhiên, rất hiếm gặp ở lợi, vòm cứng và bờ tự do của môi.

+Các tổn thương loét thường tiến triển ổn định sau 7 đến 10 ngày và rất hay tái phát. Thời gian tái phát tùy thuộc vào người bệnh có thể từ vài tháng đến vài ngày. Thường liên quan đến các yếu tố stress hoặc mệt mỏi. Tuy nhiên, khó có thể cho rằng đây là các yếu tố khởi động bệnh.

-Cận lâm sàng

+Mô bệnh học cho thấy tổn thương loét không đặc hiệu do tắc nghẽn các mạch máu.

+Công thức máu

+Máu lắng

+Chức năng gan thận

+HIV

+Khám răng hàm mặt

+Chụp tim phổi

b) Thể lâm sàng của bệnh apthose

-Thể thông thường

Thể này chiếm 60-80 % các thể của bệnh aphtosis và có thể khởi phát ở trẻ nhỏ. Bệnh thường tái phát thành từng đợt với 3 đặc điểm:

+Kích thước các vết loét từ 3-4 mm.

+Tiến triển thường khỏi sau 1 tuần.

+Không để lại sẹo.

Các yếu tố thuận lợi cho việc xuất hiện bệnh như thức ăn (cùi dừa, dâu, chocolat, cà chua, vỏ trái cây), lấy men răng, sang chấn do cắn hoặc các yếu tố toàn thân như stress, mệt mỏi.

-Thể nhiều tổn thương bệnh aphtose

+Mỗi đợt phát bệnh gồm nhiều tổn thương (trên 3 tổn thương).

+Tiến triển từ 3 đến 4 tuần, đôi khi kéo dài hơn.

+Apthosis dạng hạt kê là một thể đặc biệt gồm hàng trăm tổn thương nhỏ với triệu chứng cơ năng rất đau.

+Toàn trạng thường không bị ảnh hưởng. Tổn thương thường ổn định trong thời gian 10 ngày đến 2 tuần.

-Loét khổng lồ

+Kích thước vết loét lớn trên 1cm, tổn thương thường đơn độc. Loét đôi khi phù nề hay hoại tử và tiến triển nhiều tuần hoặc nhiều tháng.

+Các triệu chứng cơ năng thường trầm trọng như nói khó, nuốt khó.

+Khi khỏi có thể để lại sẹo co kéo.

+Thể này thường hiếm gặp, thường xảy ra ở nhưng người bệnh có suy giảm miễn dịch, có CD4 giảm.

-Loét apthosis trong các bệnh lý toàn thân. + Bệnh Behεet

Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi (20-30 tuổi) chủ yếu ở nam giới (tỉ lệ nam/nữ là 8/2), ở các nước Địa Trung Hải và Nhật Bản. Chẩn đoán bệnh dựa vào các tiêu chuẩn chính là:

. Apthosis ở miệng tái phát

. Apthosis ở sinh dục

. Viêm thể mi

. Viêm quanh nang lông

.Pathergy test dương tính

.Hồng ban nút

Các biểu hiện khác: viêm khớp, viêm mao mạch, các tổn thương thần kinh…. + Bệnh viêm mạn tính đường tiêu hóa

Bệnh Crohn là bệnh lý viêm mạn tính của hồi tràng và đại tràng, sinh bệnh học chưa rõ. Mô bệnh học cho thấy các tổn thương dạng u hạt là tổn thương hướng tới chẩn đoán bệnh.

Viêm xuất huyết đại trực tràng: là bệnh viêm không đặc hiệu của trực tràng. Sinh bệnh học chưa rõ. Tổn thương miêm mạc miệng thường gặp, nhất là thể nặng.

Bệnh lý huyết học bệnh aphtose

.Bệnh giảm bạch cầu đa nhân và vô bạch cầu hạt: đôi khi nguyên nhân do thuốc, bệnh máu, tự phát hoặc AIDS. Tổn thương loét sâu, hoạt tử, đôi khi liên quan đến vi khuẩn yếm khí, đáp ứng tốt đối với kháng sinh. Bệnh thường khởi phát từ nhỏ và tương ứng với tình trạng bất thường sinh tủy không rõ căn nguyên với biểu hiện sốt và nhiễm khuẩn tái phát.

.Thiếu máu: thường kèm theo những đợt tái phát của apthosis ở miệng, liên quan đến thiếu vitamin B12, folat, hoặc thiếu sắt. Bệnh thuyên giảm khi điều trị tình trạng thiếu máu.

4.ĐIỀU TRỊ 

a)Nguyên tắc điều trị:

Việc điều trị phải phù hợp với từng thể lâm sàng. Cần loại bỏ ổ nhiễm khuẩn ở răng miệng và tránh những thức ăn gây kích ứng.

b)Điều trị cụ thể bệnh aphtose

-Điều trị tại chỗ:

bệnh aphtose
Điều trị bệnh aphtose ở bộ phận sinh dục

Thuốc mỡ GANIKderma

Trường hợp Bệnh aphtose ở bộ phận sinh dục

Prednisolon súc miệng: hòa 1-2 viên 20mg trong một cốc nước, súc miệng 3- 4 lần/ngày, không được uống.

Triamcinolon bôi 3-4 lần/ngày.

. Thuốc bọc dạ dày có tác dụng bọc vết loét, thường dùng đối với những người bệnh có nhiều tổn thương.

-Điều trị toàn thân

+Colchicin: liều dùng 1mg/ngày. Hiệu quả điều trị thường sau 1 tháng với các biểu hiện giảm kích thước các tổn thương, giảm tần suất tái phát và giảm các triệu chứng cơ năng.

+Thalidomid: thuốc có tác dụng điều trị tốt nhưng tác dụng phụ là gây quái thai hoặc các rối loạn thần kinh ngoại biên, đau đầu, táo bón…liều dùng 100mg/ngày trong thời gian 10 ngày đến 3 tuần, không nên kéo dài sau khi khỏi.

+Pentoxifyllin 300mg x 3 lần/ngày.

+Corticosteroid: được chỉ định trong các trường hợp tái phát nhiều lần, nhiều tổn thương, không nên điều trị kéo dài.

+Các thuốc khác

. Vitamin C 2g/ngày trong 15 ngày hoặc bằng đường tĩnh mạch hoặc bằng đường uống.

. Acyclovir

. Levamisol

. Dapson

. Sulfat kẽm

. Sắt

. Vitamin B1, B6, B12

. Interferon alpha

6.PHÒNG BỆNH APTHOSE

Để phòng bệnh aphtose bệnh nhân nên: 

-Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

-Điều trị các ổ nhiễm khuẩn vùng răng miệng.

-Tránh ăn các thức ăn cay nóng.

-Tránh các stress về tâm lý.

-Điều trị tích cực các bệnh kèm theo.

[:]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *