1. Định nghĩa loét tỳ đè
Hội đồng Tư Vấn Quốc gia về loét tỳ đè và Hội đồng Tư Vấn Châu Âu về loét tỳ đè đã định nghĩa loét do tỳ đè là tổn thương cục bộ trên da hoặc mô dưới da thường xảy ra ở vùng xương nhô lên, do tỳ đè hoặc tỳ đè trên vết cắt hay trầy xước. Theo đó, phương pháp điều trị tốt nhất các trường hợp loét do tỳ đè là phòng bệnh, song trong điều kiện tối ưu nhất cũng có trường hợp không phòng ngừa được.
Loét tỳ đè ở người cao tuổi có tỷ lệ cao nhất, do nằm viện lâu ngày, các bệnh nhân bị tổn thương cột sống, hoặc bệnh lý tim mạch có nguy cơ loét tỳ đè cao. Các yếu tố góp phần hình thành loét do tỳ đè bao gồm thiếu hụt dinh dưỡng, mất thể tích, trọng lượng tăng hoặc giảm, đại tiện mất tự chủ, suy thận bệnh ác tính,.. Bản thân da của người có tuổi giảm độ dày và tính đàn hồi, nên tăng nguy cơ tổn thương khi bị tỳ đè.
2. Nguyên nhân gây loét tỳ đè
Các nguyên nhân dẫn đến loét do tỳ đè ở người cao tuổi nằm liệt giường
Nguyên nhân trực tiếp
- Áp lực tỳ đè: Đối với những bệnh nhân phải nằm liệt giường, khả năng vận động bị hạn chế, thậm chí không có khả năng vận động. Điều này có thể làm tăng sự biến dạng bên trong của các mô mềm làm giảm thêm nguồn cung cấp mạch máu cho khu vực đã bị tổn thương do sự gấp khúc của mạch máu.
- Ma sát: Ma sát do da cọ xát với các bề mặt như quần áo hoặc giường cũng có thể dẫn đến sự phát triển của vết loét do góp phần làm vỡ các lớp bề mặt của da.
- Bệnh lý kết hợp: Việc tạo ra vết loét do tì đè có thể liên quan đến một hoặc sự kết hợp của các bệnh lý mắc kèm.
+ Bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng thần kinh bàn chân có khả năng có chức năng tuần hoàn bất thường ở vùng liên quan, dẫn đến giảm lưu lượng cung cấp máu tới các vùng mô da. Thúc đẩy vết loét khó lành và dẫn đến hoại tử.
+ Mặt khác, bệnh nhân liệt do chấn thương cột sống sẽ mất cảm giác và khả năng cử động các vùng bị ảnh hưởng và bệnh nhân thở máy không thể cảm nhận hoặc cử động được do gây mê trong khi tuần hoàn ngoại vi có thể bị tổn thương do dùng thuốc co mạch.
Nguyên nhân gián tiếp
- Oxy là cần thiết cho tất cả các giai đoạn chữa lành vết thương, do đó bất kỳ tình trạng nào liên quan đến độ tăng oxy của mô thấp đều là nguyên nhân chính gây ra loét tì đè. Chúng bao gồm: Suy tim, rung nhĩ, nhồi máu cơ tim và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
- Mất cảm giác, tín hiệu khiến bệnh nhân không phát hiện sớm tình trạng tổn thương, điều này dẫn đến khó kiểm soát vết thương tiến triển
- Tình trạng tê liệt và mất cảm giác có thể làm teo da dẫn đến mỏng đi. Điều này làm cho da dễ bị ma sát, bệnh nhân trải qua khi di chuyển.
- Các tình trạng dinh dưỡng như suy dinh dưỡng, giảm protein huyết , và thiếu máu có thể gây ra sự chậm trễ đáng kể trong việc chữa lành vết thương và đẩy nhanh quá trình hình thành vết loét do tì đè.
- Độ ẩm gây ra hiện tượng ẩm ướt, khiến da dễ bị tổn thương. Sự ẩm ướt này là do mồ hôi ra nhiều, đại tiểu tiện không tự chủ, vết thương chảy nước… Đặc biệt sự ẩm ướt này cũng tạo điều kiện cho các vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, nấm phát triển, khiến vết loét nặng thêm.
3. Vị trí thường gặp và dấu hiệu nhận biết loét tỳ đè
Loét tì đè ở người cao tuổi thường ở những vị trí xương lồi lên mà không có cơ bao bọc hoặc có nhưng quá ít như khi nằm ngửa, sẽ gặp ở vùng da xương chẩm (sau gáy), vùng xương cùng (giữa hai mông: mông bên trái và bên phải), vùng da xương bả vai, khuỷu tay, gót chân.
Nếu người bệnh nằm nghiêng, thường sẽ bị loét da bên ngoài lồng ngực, phía ngoài và trong đầu gối, vùng da mắt cá chân (nằm nghiêng bên nào sẽ bị loét da mắt cá chân bên đó). Trường hợp người bệnh bị suy hô hấp phải ngồi hoặc nửa nằm nửa ngồi có thể bị loét vùng da ở ụ ngồi xương chậu.
Theo Cục quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế, Các giai đoạn phát triển của loét tỳ đè bao gồm 4 giai đoạn sau:
4. Chăm sóc và điều trị vết loét tỳ đè ở người cao tuổi
Loét tì đè cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh những tổn thương mô sâu có thể xảy ra.
Giảm áp lực tỳ đè:
- Thay đổi tư thế và vị trí nằm thường xuyên để làm giảm áp lực lên vết loét đã phát triển, đồng thời nó cũng giúp ngăn ngừa hình thành vết loét do tỳ đè. Thời gian thay đổi có thể 2-4 giờ mỗi lần, hoặc đối với những trường hợp ngồi liệt trên xe lăn, tần suất này có thể được tăng cường 15 phút mỗi lần.
- Bệnh nhân cần sử dụng các loại đệm đặc biệt, tránh nằm nên vùng cứng. Nên sử dụng đệm hơi, đệm khí để giúp nâng đỡ và giảm áp lực cho bệnh nhân.
Làm sạch vết thương:
- Đối với giai đoạn 1, khi chưa có tổn thương hở, bạn có thể rửa khu vực này nhẹ nhàng bằng xà phòng nhẹ và nước. Nếu cần, có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm để phòng ngừa nhiễm khuẩn và làm mềm da.
- Khi đã có tổn thương hở, cần được rửa sạch bằng nước muối (nước muối sinh lý) hoặc dung dich sát khuẩn phù hợp để loại bỏ các mô chết, lỏng lẻo. Không sử dụng chất tẩy rửa hydrogen peroxide hoặc i-ốt. Chúng có thể làm hỏng da.
Băng vết loét : bằng băng đặc biệt, để bảo vệ vết thương tránh nhiễm trùng.
Tránh bị thương hoặc ma sát
Bệnh nhân cần được sử dụng khăn mềm, lót trên đệm để giảm tình trạng ma sát
Thông báo với bệnh nhân tránh trượt khi di chuyển
Thường xuyên kiểm tra làn da để tìm vết loét mỗi ngày
Dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân, cung cấp đủ lượng Protein, Vitamin, khoáng chất cần thiết để giúp bệnh nhân tăng cường sức đề kháng.
Tăng cường lưu thông máu: Người bệnh nên được mát xoa, xoa bóp thường xuyên để giúp tăng cường lưu thông máu. Mát xoa cần nhẹ nhàng, chậm rãi và tránh những vùng bị tổn thương
Sử dụng các sản phẩm kem, bột giúp làm liền vết thương
Theo tài liệu được công bố trên Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ cho rằng những chất bôi ngoài da này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trong vết loét do tì đè để giúp vết thương mau lành hơn.
DERMFACTOR- VẬT LIỆU SINH HỌC TRONG ĐIỀU TRỊ VẾT LOÉT
Một trong những nguy cơ lớn nhất khiến vết loét khó lành, chảy dịch, mùi hôi và thậm chí tăng nguy cơ tổn thương mô sau đó là nhiễm trùng. Những ổ loét được hình thành chính là con đường khiến vi rút, nấm, vi khuẩn tăng cường thâm nhập và khiến vết loét trầm trọng hơn.
DERMFACTOR
Dermfactor với thành phần chính là Thủy tinh sinh học – Vật liệu sinh học công nghệ mới áp dụng trong điều trị vết thương cấp và mãn tính, vết loét do tỳ đè.
Dermfactor là sản phẩm chuyên dụng trong điều trị vết thương hở, vết loét đã được các bác sĩ tại bệnh viện 108, Bệnh viện E,… khuyên dùng.
Cơ chế tác dụng:
Ngay khi tiếp xúc với bề mặt vết thương, DermFactor® sẽ hấp phụ dịch tiết từ vết thương, tạo ra một môi trường vi mô khô.
Diện tích bề mặt đặc trị của sản phẩm lớn, cho phép sản phẩm hấp phụ và ổn định các chất như tế bào sợi, tế bào biểu bì, yếu tố tăng trưởng, protein mô liên kết, … Điều đó có lợi cho quá trình tái tạo mô của tế bào, đồng thời thúc đẩy chữa lành vết thương, ngăn ngừa vết thương nhiễm trùng.
Hướng dẫn cách sử dụng:
- Làm sạch và khử trùng vết thương theo quy ước. Sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để rửa sạch vết loét (tuyệt đối không nên sử dụng các dung dịch kháng khuẩn vì nó có thể phá hủy các tế bào bình thường khác).
- Sử dụng vòi phun chai nhựa để hướng vào vết thương, phun đủ bột trên toàn bộ vết thương và sau đó phủ lên vết thương bằng một lớp gạc tiệt trùng.
- Làm sạch phần còn lại trước khi thay băng vết thương mới. Sau khi vết thương được chữa lành, gạc có thẻ được loại bỏ.
- Sản phẩm là một dạng bột tiệt trùng, có thể sử dụng trực tiếp trên vết thương. Nếu vết thương đã bị nhiễm trùng, có thể sử dụng đồng thời thuốc kháng khuẩn và thuốc kháng viêm cùng sản phẩm.
- Sử dụng sản phẩm hàng ngày hoặc theo lời khuyên của Bác sĩ/Dược sĩ chuyên môn
[:]