CHỈ ĐỊNH DermFactor®TRONG ĐIỀU TRỊ BỎNG

[:vi]Chấn thương bỏng là nguyên nhân thường xuyên gây ra bệnh tật và tử vong trên toàn cầu. Dựa trên một báo cáo được công bố vào năm 2016, khoảng 486.000 bệnh nhân ở Mỹ đã được chăm sóc y tế cho các vết thương do bỏng từ năm 2008 đến năm 2016; tuy nhiên, 3.275 người trong số đó đã qua đời vì mức độ nghiêm trọng của vết thương. Dựa trên mức độ tổn thương, bỏng dẫn đến một số biến chứng bao gồm nhiễm trùng, hạ thân nhiệt, sẹo, cũng như các vấn đề về xương và khớp . Trong những khó khăn như đã đề cập ở trên, nhiễm khuẩn là nguyên nhân tử vong hàng đầu sau vết thương do bỏng diện rộng . Do đó, việc điều trị bỏng vô cùng quan trọng, tuy nhiên quá trình chữa lành chậm và sẹo phì đại trên thực tế là những thách thức chưa được giải quyết trong nghiên cứu.

Tổng quan bệnh Bỏng

Bệnh bỏng (phỏng) là một loại chấn thương đối với da hoặc các mô khác do nhiệt, điện, hóa chất, ma sát, hay bức xạ. Bệnh bỏng không đơn thuần chỉ là cảm giác nóng rát, bỏng có thể là tổn thương da nghiêm trọng khiến cho các tế bào xung quanh bị ảnh hưởng hoặc chết đi.
Hậu quả của bỏng: da là lớp đầu tiên bảo vệ cơ thể và bỏng có thể phá hủy sự bảo vệ đó. Tất cả các loại bỏng nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm. Các biến chứng hay gặp nhất của bỏng thường liên quan đến nhiễm trùng.

Phân loại độ nặng của bệnh bỏng:

Bỏng nông:

  • Bỏng độ I: Viêm da cấp vô khuẩn.
  • Bỏng độ II: Bỏng biểu bì.
  • Bỏng độ III: Bỏng trung bì.

Bỏng sâu:

  • Bỏng  độ IV: Bỏng toàn bộ lớp da trên cơ thể.
  • Bỏng độ V: Bỏng các lớp sâu dưới lớp cân nông.
  • Bỏng sâu tức bỏng từ độ IV trở lên cần phẫu thuật ghép da. vết bỏng có dạng sáp và màu trắng, cháy đen, màu nâu sẫm, da lở và lồi cơ, bóng nước không vỡ.phân loại bỏng

Nguyên nhân bệnh Bỏng

Một số nguyên nhân có thể gây ra bỏng bao gồm:

  • Bỏng nhiệt: do lửa, hơi nước, các vật nóng hay chất lỏng nóng gây ra
  • Bỏng lạnh: do tiếp xúc với những điều kiện ướt, gió hoặc lạnh
  • Bỏng điện: do tiếp xúc với nguồn điện hoặc sét đánh
  • Bỏng hóa chất: do tiếp xúc với các hóa chất ở nhà hoặc hóa chất công nghiệp. Hóa chất này có thể ở dạng rắn, lỏng hoặc khí. Cũng có thể là thực phẩm tự nhiên như ớt chứa chất gây kích ứng cho da, có thể gây ra cảm giác bỏng
  • Bỏng bức xạ: gây ra bởi ánh nắng mặt trời, máy nhuộm da, tia cực tím, tia X hoặc xạ trị trong điều trị ung thư
  • Bỏng ma sát: do tiếp xúc với bất kỳ bề mặt cứng như đường, thảm hoặc các sàn phòng tập thể dục

Triệu chứng bệnh Bỏng

Các thời kỳ của bỏng bao gồm:

  • Thời kỳ thứ nhất: 2-3 ngày đầu tiên sau khi bị bỏng. Biểu hiện đặc trưng là trạng thái sốc bỏng
  • Thời kỳ thứ hai (thời kỳ nhiễm độc, nhiễm khuẩn cấp): từ ngày thứ 4 đến ngày 45-60 sau khi bị bỏng. Đây là thời kỳ liền sẹo và khỏi bệnh đối với bỏng nông nhưng đối với bỏng sâu đây là thời kỳ nhiễm độc, nhiễm trùng.
  • Thời kỳ thứ ba (thời kỳ suy mòn bỏng): từ ngày thứ 45-60 trở đi, người bệnh sẽ trải qua thời kỳ này nếu bỏng không được điều trị và nuôi dưỡng tốt. Có ba mức độ suy mòn bỏng bao gồm:
    • Nhẹ: tổ chức hạt phù nề, gầy sụt cân khoảng 4–9 kg
    • Vừa: tổ chức hạt xuất huyết, gầy sụt cân khoảng 10–19 kg, teo cơ, phù dưới da, có các vết loét dưới điểm tỳ
    • Nặng: vết thương bỏng không có mô hạt, có hoại tử thứ phát, gầy sụt cân khoảng 20–40 kg, teo cơ, phù dưới da, các vết loét dưới điểm tỳ nhiều và tiến triển xấu. Có rối loạn, suy chức năng và teo các cơ quan nội tạng và tuyến nội tiết, rối loạn tinh thần.

Suy mòn bỏng nhẹ có khả năng hồi phục nhanh nếu điều trị tốt. Suy mòn bỏng vừa có thể có tử vong do các biến chứng khác của bệnh bỏng. Suy mòn bỏng nặng có tỉ lệ tử vong khoảng 50 – 60 %.

  • Thời kỳ thứ tư: thời kỳ hồi phục của bệnh bỏng. Vết thương bị bỏng đã được phủ kín và liền sẹo. Rối loạn chức năng của các cơ quan được phục hồi dần dần. Các rối loạn về chuyển hóa, dinh dưỡng cũng trở về bình thường (thời kỳ này kéo dài từ 1-1,5 tháng).

Các biện pháp điều trị bệnh Bỏng

Nguyên tắc điều trị bệnh bỏng tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bỏng và độ nặng của bệnh:

  • Hầu hết bỏng nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng các thuốc không kê đơn hoặc sử dụng cây lô hội và thường lành rất nhanh.
  • Đối với các vết bỏng nghiêm trọng, sau khi sơ cứu ban đầu, người bệnh cần tiếp tục điều trị với thuốc, băng vết thương, trị liệu và phẫu thuật nhằm làm giảm đau, loại bỏ các mô chết, ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm sẹo, phục hồi chức năng và liệu pháp tâm lý.

Đối với bỏng nặng, thuốc và các sản phẩm khác có thể hỗ trợ trong việc điều trị bệnh bao gồm:

  • Liệu pháp nước: gồm các kỹ thuật như liệu pháp sương, siêu âm kích thích và làm sạch các mô tổn thương
  • Truyền dịch: để tránh mất nước và suy cơ quan
  • Thuốc giảm đau và lo lắng: như morphin và các thuốc chống lo âu vì việc điều trị bỏng có thể gây đau
  • Kem và thuốc mỡ: giúp giữ vết thương ẩm, giảm đau, ngăn ngừa nhiễm trùng và làm vết thương mau lành
  • Gạc: giúp tạo ra môi trường ẩm ướt, chống lại nhiễm trùng và giúp vết bỏng mau lành
  • Dùng thuốc chống nhiễm trùng: kháng sinh tiêm tĩnh mạch
  • Vắc xin uốn ván: nên chích ngừa uốn ván sau khi bị bỏng
  • Vật lý trị liệu và lao động trị liệu: nếu diện tích vùng bị bỏng lớn, đặc biệt là vết bỏng đi qua khớp, các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp căng da và làm các khớp linh hoạt. Các bài tập khác có thể cải thiện sức mạnh và sự dẻo dai của cơ. Nếu người bệnh gặp khó khăn với các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, bác sĩ sẽ đề nghị lao động trị liệu.

Dermfactor bột sinh học điều trị vết thương
Theo Trung tá Peter Schumaker, Giám đốc Chương trình Y học phục hồi thuộc Chương trình Đối tác Thái Bình Dương 2014, nhận xét về 2 kỹ thuật hiện đại nhất trên thế giới mang tính đón đầu, đó là dùng laser vi phân tái tạo bề mặt bỏng và kỹ thuật áp dụng vật liệu thay thế da cho những bệnh nhân tổn thương nặng không còn da thay thế “ tuy chỉ là giải pháp hỗ trợ, chứ không thể thay thế những phương pháp điều trị bỏng, nhưng kỹ thuật mới này sẽ giúp bệnh nhân được tiếp cận phương pháp điều trị an toàn, rút ngắn thời gian chờ đợi và tạo tâm lý dễ chịu mà không cần phẫu thuật mà vẫn loại bỏ được tình trạng co cứng do sẹo.”

  • Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định điều trị bằng plasma hoặc laser tùy theo mức độ nặng của vết thương. Tuy nhiên vẫn cần sử dụng DermFactor® trước và sau khi tiến hành laser để làm sạch triệt để cũng như đem lại hiệu quả tích cực nhất.

Theo Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Bỏng cuả Bộ Y tế ban hành ngày 28/02/2013:

Laser không được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau: Các bệnh ác tính, các u lành, sốt, lao, suy kiệt, bệnh truyền nhiễm cấp tính; Đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu. Lúc này bắt buộc bệnh nhân phải sử dụng phương pháp điều trị khác như Thay băng hoặc có thể kết hợp các phương pháp điều trị cùng với thuốc.
Thay băng điều trị vết bỏng từ 40% – 60% diện tích cơ thể người lớn, thuốc thay băng bỏng là các thuốc dùng tại chỗ có tác dụng kháng khuẩn và thuốc chứa các yếu tố tăng trưởng (các GF: growth factor),.. điều này hoàn toàn phù hợp với tính chất của DermFactor®.
BGs trên chuột
Hình ảnh Quan sát trực tiếp các vết bỏng được tạo ra ở chuột và được điều trị bằng BGs- Thành phần chính của DermFactor®.

  • Với khả năng tương thích sinh học tuyệt đối, tiếp xúc vết thương sẽ tạo ra sự trao đổi ion với mô, làm tăng giảm giá trị pH tại chỗ (trong vòng 8 tiếng tăng pH ~14 giảm đột ngột ~pH 4)chống nhiễm trùng, chống viêm và tạo thành cấu trúc lưới xốp trên bề mặt.
  • Cấu trúc này có thể hấp thụ một lượng lớn các chất liên quan đến việc tạo mô như protein dạng sợi, collagen và các yếu tố chữa lành vết thương khác (EGF, BDGF), cấu trúc lưới xốp cách ly vết thương ngăn vi khuẩn xâm nhập có lợi cho việc chữa lành vết thương một cách hiệu quả.
  • Đồng thời màng là nơi các yếu tố Grow Factor di chuyển tạo ra tân mạch và tổ chức hạt
  • Bài báo Using Bioactive Glasses in the Management of Burns trên ấn phẩm Frontiers (Nhà xuất bản truy cập mở và nền tảng khoa học hàng đầu) đã chứng minh sự phù hợp của BG trong việc điều trị bỏng.
  • Thành phần của BG dựa trên hệ bốn oxit, 45SiO2- 24,5Na2O-24,5CaO-6P2O5 (% trọng lượng), có lượng Na2O và CaO cao cũng như tỷ lệ CaO / P2O5 tương đối cao làm cho bề mặt vật liệu phản ứng rất mạnh trong môi trường sinh lý
  • Sau khi được kết hợp vào cấu trúc của BG, một số các ion cụ thể sau đó có thể được giải phóng và tạo ra các các hiệu ứng sinh học như cải thiện sự tăng sinh tế bào, ức chế sự phát triển của vi khuẩn và kích thích hình thành mạch.

Không chỉ trong thí nghiệm in-vitro, hiệu quả DermFactor® đã được chứng minh lâm sàng tại chính những bệnh nhân bỏng tại Việt Nam. Sau 60 ngày sử dụng, vết thương của bệnh nhân gần như đã hoàn toàn lành lặn trở lại.
 ảnh bỏng 3
Hình ảnh lâm sàng của bệnh nhân sử dụng DermFactor® điều trị vết thương bỏng

DermFactor® được chỉ định điều trị bệnh viện nào ở Việt Nam? 

Công nghệ y Sinh mới này hiện đang được áp dụng điều trị cho bệnh nhân tại bệnh viện tuyến cuối Trung Ương như bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108, Bệnh viện Da Liễu Trung Ương
Và bệnh viện toàn quốc , chi tiết liên hệ: 024 38 26 36 46[:]

2 thoughts on “CHỈ ĐỊNH DermFactor®TRONG ĐIỀU TRỊ BỎNG

  1. Pingback: CHĂM SÓC VẾT LOÉT DO THIẾU MÁU CỤC BỘ - InMed

  2. Pingback: CHỈ ĐỊNH SỬ DỤNG DermFactor® ĐIỀU TRỊ VẾT LOÉT TIỂU ĐƯỜNG

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *