CHỈ ĐỊNH SỬ DỤNG DermFactor® TRONG ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ

[:vi]Nguồn tham khảo: Hướng dẫn Phòng ngừa Nhiễm khuẩn vết mổ (3671/QĐ-BYT)
Nhiễm khuẩn vết mổ (nhiễm trùng vết thương) là gì?
Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là những nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật trong thời gian từ khi mổ cho đến 30 ngày sau mổ với phẫu thuật không có cấy ghép và cho tới một năm sau mổ với phẫu thuật có cấy ghép bộ phận giả (phẫu thuật implant). NKVM được chia thành 3 loại: (1) NKVM nông gồm các nhiễm khuẩn ở lớp da hoặc tổ chức dưới da tại vị trí rạch da; (2) NKVM sâu gồm các nhiễm khuẩn tại lớp cân và/hoặc cơ tại vị trí rạch da. NKVM sâu cũng có thể bắt nguồn từ NKVM nông để đi sâu bên trong tới lớp cân cơ; (3) Nhiễm khuẩn cơ quan/khoang cơ thể (Hình 1)

Nhiễm khuẩn vết mổ là hậu quả không mong muốn thường gặp nhất và là nguyên nhân
quan trọng gây tử vong ở người bệnh được phẫu thuật trên toàn thế giới. Tại Hoa Kỳ, NKVM đứng hàng thứ 2 sau nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện. Tỷ lệ người bệnh được phẫu thuật mắc NKVM thay đổi từ 2% – 15% tùy theo loại phẫu thuật. Hàng năm, số người bệnh mắc NKVM ước tính khoảng 2 triệu người. Ở một số bệnh viện khu vực châu Á như Ấn Độ, Thái Lan cũng như tại một số nước châu Phi, NKVM gặp ở 8,8% – 24% người bệnh sau phẫu thuật. Tại Việt Nam, NKVM xảy ra ở 5% – 10% trong số khoảng 2 triệu người bệnh được phẫu thuật hàng năm. NKVM là loại nhiễm khuẩn thường gặp nhất, với số lượng lớn nhất trong các loại nhiễm khuẩn bệnh viện. Khoảng trên 90% NKVM thuộc loại nông và sâu. 
Những dấu hiệu và triệu chứng của  nhiễm trùng vết mổ là gì?
Các dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng bao gồm:

  • Chảy mủ từ vết thương;
  • Đau khi chạm vào vết thương;
  • Vết thương sưng, tấy và nóng.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng vết mổ là gì?
Vi khuẩn là tác nhân chính gây NKVM, tiếp theo là nấm. Rất ít bằng chứng cho thấy
virus và ký sinh trùng là tác nhân gây NKVM. Các vi khuẩn chính gây NKVM thay đổi tùy theo từng cơ sở khám chữa bệnh và tùy theo vị trí phẫu thuật.
Các vi khuẩn gây NKVM có xu hướng kháng kháng sinh ngày càng tăng và là vấn đề nổi cộm hiện nay, đặc biệt là các chủng vi khuẩn đa kháng thuốc như: S. aureus kháng methicillin, vi khuẩn gram (-) sinh β-lactamases rộng phổ. Tại các cơ sở khám chữa bệnh có tỷ lệ người bệnh sử dụng kháng sinh cao thường có tỷ lệ vi khuẩn gram (-) đa kháng thuốc cao như: E. coli, Pseudomonas sp, A. baumannii. Ngoài ra, việc sử dụng rộng rãi các kháng sinh phổ rộng tạo thuận lợi cho sự xuất hiện các chủng nấm gây NKVM. 
Những ai thường bị nhiễm trùng vết mổ ?
Nhiễm trùng vết mổ xảy ra từ 2% đến 3% ở những bệnh nhân đã từng phẫu thuật và khó phục hồi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng vết mổ ?
Những ca phẫu thuật ở vùng đã từng bị tổn thương hay phẫu thuật trước đó sẽ có rủi ro nhiễm trùng vết mổ cao. Trong những trường hợp phẫu thuật đòi hỏi phải cấy ghép như ghép xương chậu, thay khớp gối, phẫu thuật chữa suy hô hấp, đặt van tim nhân tạo, v.v,… sẽ khiến người bệnh có nguy cơ cao bị nhiễm trùng vết mổ. Ngoài ra, những người cao tuổi, người bị tiểu đường, béo phì, thiếu dinh dưỡng và hút thuốc trước khi phẫu thuật là đối tượng có khả năng mắc phải nhiễm trùng này.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật
Và để giảm thiểu tối đa nguồn nhiễm khuẩn, việc chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật là cực kì quan trọng.
– Băng vết mổ bằng gạc vô khuẩn liên tục từ 24-48 giờ sau mổ với  DermFactor®. Chỉ thay băng khi băng thấm máu/dịch, băng bị nhiễm bẩn hoặc khi mở kiểm tra vết mổ.
– Thay băng theo đúng quy trình vô khuẩn 

    • Khử trùng và làm sạch vết thương 

 

  • Phủ phấn bột  DermFactor®

 

  • Băng một  lớp gạc sau khi phủ phấn DermFactor®
  • Thay rửa DermFactor®

– Hướng dẫn người bệnh, người nhà của người bệnh cách theo dõi phát hiện và thông báo ngay cho NVYT khi vết mổ có các dấu hiệu/triệu chứng bất thường.
– Chăm sóc chân ống dẫn lưu đúng quy trình kỹ thuật và cần rút dẫn lưu sớm nhất có thể.
Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm trùng vết mổ (nhiễm trùng vết thương)?
Phương pháp điều trị quan trọng nhất đối với tình trạng nhiễm trùng vết mổ là làm sạch vết thương, gạc che vết thương cần được thay nhiều lần trong ngày. Bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng sinh trong quá trình làm sạch vết thương nhiễm trùng và chỉ định dùng những loại thuốc khác để tránh bị tái nhiễm trùng. Việc điều trị có thể kéo dài nếu có những dấu hiệu cho thấy vùng nhiễm trùng tiếp tục lấn sâu vào, đặc biệt là gây ra sốt.
Khi này DermFactor® một lần nữa phát huy tác dụng của mình, kết hợp với việc sử dụng kháng sinh và DermFactor® tại chỗ để tiêu diệt triệt để vi khuẩn

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhiễm trùng vết mổ (nhiễm trùng vết thương)?
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến nhiễm trùng vết mổ:

  • Làm theo các hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt về việc chăm sóc vết thương sau khi mổ;
  • Rửa tay sạch là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng;
  • Sử dụng đầy đủ các loại thuốc kháng sinh được chỉ định;
  • Nhắc nhở gia đình và bạn bè rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi thăm bạn;
  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;

Vì sao DermFactor® lại ưu việt trong điều trị vết mổ nhiễm khuẩn? 
Với khả năng tương thích sinh học vượt trội và  chế hoạt động công nghệ mới đặc biệt biến độ độ pH tăng giảm đột biến làm cho vi khuẩn bị tiêu diệt, chiết xuất dạng phấn hạt nano thấm hút ngay dịch tiết,  tạo ổ màng chắn cách ly vết thương với môi trường bên ngoài tránh vi khuẩn xâm nhập.
Với khả năng tương thích sinh học tuyệt đối, DermFactor® tiếp xúc vết thương sẽ tạo ra sự trao đổi ion với mô, làm tăng giảm giá trị pH tại chỗ (trong vòng 8 tiếng tăng pH ~14 giảm đột ngột pH 4) và tạo thành cấu trúc lưới xốp trên bề mặt. Cấu trúc này có thể hấp thụ một lượng lớn các chất liên quan đến việc tạo mô như protein dạng sợicollagen và các yếu tố chữa lành vết thương khác (EGF, BDGF), cấu trúc lưới xốp cách ly vết thương ngăn vi khuẩn xâm nhập có lợi cho việc chữa lành vết thương một cách hiệu quả.
Dưới đây là hình ảnh một case lâm sàng chứng minh hiệu quả của DermFactor® trong điều trị vết thương nhiễm trùng. Chỉ với 2 hộp DermFactor®, sau 5 ngày ghép da vết thương đã sạch và liền tới 60%, điều mà khó có sản phẩm cùng loại nào làm được. 

 DermFactor® được chỉ định điều trị bệnh viện nào ở Việt Nam? 
Công nghệ y Sinh mới này hiện đang được áp dụng điều trị cho bệnh nhân tại bệnh viện tuyến cuối Trung Ương như bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108, Bệnh viện Da Liễu Trung Ương và bệnh viện toàn quốc , chi tiết liên hệ: 024 38 26 36 46[:]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *