RÁM MÁ

[:en]

1. ĐẠI CưƠNG

Rám má là một hiện tượng tăng sắc tố, thường xuất hiện ở mặt nhất là hai bên gò má. Bệnh có cả ở hai giới, nhưng phụ nữ gặp nhiều hơn. Bệnh tuy lành tính, không gây tử vong nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý và thẩm mỹ của người bệnh đặc biệt là phụ nữ.

2.NGUYÊN NHÂN

-Rám má là bệnh da do rối loạn chuyển hóa sắc tố ở da. Số lượng tế bào sắc tố hoàn toàn bình thường, nhưng do rối loạn nội tiết đặc biệt là estrogen làm cho tế bào sắc tố tăng cường sản xuất ra sắc tố và được vận chuyển sang các tế bào thượng bì, vì vậy làm tăng sắc tố của da. Chính vì lẽ đó người ta cho rằng rám má là một bệnh da tăng sắc tố có nguyên nhân do nội tiết. Vì vậy, bất kể nguyên nhân nào ảnh hưởng tới nội tiết của cơ thể đều có thể làm phát sinh rám má, đặc biệt các nội tiết tố sinh dục như estrogen, progesteron. Ngoài ra, một số loại hormon khác cũng có thể làm phát sinh bệnh như hormon tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên.

-Một số yếu tố thuận lợi làm phát sinh bệnh như uống thuốc tránh thai, viêm nhiễm cấp hay mạn tính, hay gặp trong viêm xoang, viêm phần phụ, chửa đẻ, nghề nghiệp, nhất là những người làm nghề có liên quan đến dầu mỏ và các sản phẩm hóa dầu, những người sản xuất và sử dụng nhiều nước hoa.

3.CHẨN ĐOÁN

a) Lâm sàng

-Các dát tăng sắc tố màu nâu, nâu đen, xanh đen.

Màu sắc có thể đồng đều, có thể không, ranh giới tổn thương thường không đều và thường có tính chất đối xứng, tổn thương nhẵn, không có vảy, không ngứa, không đau. Tổn thương thường khu trú ở hai bên gò má, thái dương, trán, mũi, quanh miệng. Đôi khi tổn thương còn xuất hiện ở cánh tay trên. Các dát sắc tố này tăng đậm về mùa xuân hè, có giảm về mùa thu đông. Bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, phụ nữ gặp nhiều hơn.

Dựa vào mức độ tăng sắc tố và diện tích tổn thương, người ta chia rám má thành các thể lâm sàng khác nhau:

+Thể nhẹ: tăng sắc tố nhẹ và tổn thương khu trú ở hai bên gò má.

+Thể trung bình: tăng sắc tố đậm hơn, tổn thương khu trú hai bên gò má, bắt đầu lan ra các vị trí khác.

+ Thể nặng: tăng sắc tố đậm, tổn thương lan rộng ra cả thái dương, trán hoặc

mũi.

+Thể rất nặng: tăng sắc tố rất đậm, tổn thương lan rộng ngoài mặt còn có thể xuất hiện ở cánh tay trên

-Dựa vào vị trí khu trú của tổn thương người ta chia ra:

+Rám má thượng bì chủ yếu là các dát màu nâu, vàng nâu…

+Rám má trung bì: tổn thương khu trú hoàn toàn trung bì, trên lâm sàng là các dát sắc tố xanh, xanh đen, bờ thường rõ, kích thước nhỏ.

+Rám má hỗn hợp: tổn thương khu trú ở cả thượng bì và trung bì, trên lâm sàng các dát tăng sắc tố có màu không đồng đều, chỗ vàng nâu, chỗ nâu đen, xanh đen, xen kẽ nhau.

b)Cận lâm sàng

-Xác định vị trí khu trú của tổn thương: dùng một đèn Wood chiếu lên tổn thương vùng mặt trong bóng tối, nếu tổn thương tăng đậm hơn so với nhìn bằng mắt thường thì rám má khu trú ở thượng bì. Nếu tổn thương mờ đi so với nhìn bằng mắt thường thì rám má khu trú ở trung bì, nếu khi chiếu có tổn thương tăng đậm hơn, có tổn thương mờ đi so với bằng mắt thường thì rám má khu trú ở cả thượng bì và trung bì, gọi là rám má hỗn hợp.

-Mô bệnh học của tổn thương:

+Độ dày của thượng bì là hoàn toàn bình thường.

+Tăng sắc tố ở các lớp tế bào thượng bì.

+Số lượng tế bào sắc tố bình thường hoặc tăng nhẹ.

+Có thể thấy tế bào đại thực bào chứa các hạt sắc tố ở trung bì.

-Các xét nghiệm về nội tiết: định lượng các hormon tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên, hormon buồng trứng nếu thấy cần thiết cho từng nguyên nhân.

c)Chẩn đoán xác định

Chủ yếu dựa vào lâm sàng với các đặc điểm sau:

-Thương tổn cơ bản là các dát tăng sắc tố màu nâu, màu nâu đen hoặc xanh

đen.

-Ranh giới rõ với da lành.

-Vị trí ở hai bên gò má, trán. d) Chẩn đoán phân biệt

-Tăng sắc tố sau viêm: sau khi viêm ở mặt xuất hiện chất tăng sắc tố, các chất sắc tố có màu nâu, hay nâu đen thường tương xứng với tổn thương và không có tính chất đối xứng.

-Bớt tăng sắc tố:

+Có từ lúc mới đẻ hoặc từ khi còn nhỏ.

+Không có tính chất đối xứng.

+Có yếu tố gia đình.

+Tổn thương lớn dần lên theo tuổi.

-Tăng sắc tố do các bệnh da khác:

+Ngoài tổn thương ở mặt, các dát sắc tố còn có ở các vị trí khác của cơ thể.

+Các triệu chứng ở các cơ quan nội tạng khác.

4.ĐIỀU TRỊ

a)Nguyên tắc chung

-Điều trị nguyên nhân nếu có thể

-Điều trị kết hợp với phòng tái phát

-Điều trị bằng thuốc bôi và thuốc uống

-Điều trị nội khoa kết hợp với Laser

b) Điều trị cụ thể

-Sử dụng các thuốc bôi

+ Thuốc bôi GANIKderma

. Kem chống nắng có hệ số bảo vệ cao: đây là biện pháp rất quan trọng trong điều trị rám má. Dù lựa chọn phương pháp điều trị gì, người bệnh cũng phải sử dụng phối hợp với kem chống nắng.

. Mỡ corticoid nhẹ hoặc trung bình như hydrocortisol.

+Lưu ý: trường hợp nhẹ chỉ cần bôi thuốc giảm sắc tố da đơn thuần vào buổi tối trước khi đi ngủ 1 lần.

+Trường hợp trung bình, nặng: nên phối hợp 1 hoặc 2 loại thuốc có thể là thuốc giảm sắc tố da với kem chống nắng hoặc Vitamin A axít hay mỡ corticoid. Hiện nay trên thị trường có nhiều chế phẩm phối hợp cả hydroquinon với corticoid và vitamin A axít.

+Chú ý: bôi kem chống nắng phải được 30 phút trước khi ra nắng, kể cả hôm trời râm, bôi mỡ corticoid chỉ dùng không quá 10 ngày. Nếu có tác dụng phụ ngừng ngay thuốc để điều chỉnh phác đồ.

+Rám má thể rất nặng: có thể kết hợp bôi thuốc với sử dụng phương pháp khác như chiếu tia Laser hồng ngọc hay liệu pháp ứng dụng công nghệ tế bào gốc.

– Laser

Sử dụng các loại laser đặc hiệu cho sắc tố đem lại hiệu quả nhất định

Laser Nd YAG

Laser YAG-KTP

Laser Ruby

Lưu ý: laser có tác dụng làm mất sắc tố tạm thời nhưng không có khả năng điều trị khỏi vĩnh viễn.

-Sử dụng các thuốc đường toàn thân

Vitamin C Vitmin E L-cystein

5.TIÊN LưỢNG

Bệnh chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà không gây hại cho sức khỏe.

Cho đến nay chưa có phương pháp nào điều trị khỏi hoàn toàn rám má.Việc điều trị rám má là sự kết hợp tổng thể của nhiều yếu tố khác nhau và thường xuyên liên tục, nếu không nám sẽ quay trở lại.

6. PHÕNG BỆNH

Để tránh bệnh phát sinh:

-Bảo vệ bằng đội mũ rộng vành, đeo kính, áo dài khi ra nắng.

-Bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài trời 30 phút.

-Tránh tái phát: không sử dụng thuốc tránh thai.

-Điều trị các ổ viêm nhiễm.

-Thường xuyên kiểm tra sức khỏe, phát hiện các rối loạn nội tiết.

-Sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, bia rượu nhiều, không hút thuốc lá, ăn nhiều hoa quả, thức ăn có nhiều vitamin và khoáng chất.

-Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, các chất tẩy rửa ở mặt.

[:vi]

1. ĐẠI CƯƠNG

Bênh rám má là một hiện tượng tăng sắc tố, thường xuất hiện ở mặt nhất là hai bên gò má. Bệnh có cả ở hai giới, nhưng phụ nữ gặp nhiều hơn. Bệnh tuy lành tính, không gây tử vong nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý và thẩm mỹ của người bệnh đặc biệt là phụ nữ.

bệnh rám má
Bệnh rám má

2.NGUYÊN NHÂN

-Rám má là bệnh da do rối loạn chuyển hóa sắc tố ở da. Số lượng tế bào sắc tố hoàn toàn bình thường, nhưng do rối loạn nội tiết đặc biệt là estrogen làm cho tế bào sắc tố tăng cường sản xuất ra sắc tố và được vận chuyển sang các tế bào thượng bì, vì vậy làm tăng sắc tố của da. Chính vì lẽ đó người ta cho rằng bệnh rám má là một bệnh da tăng sắc tố có nguyên nhân do nội tiết. Vì vậy, bất kể nguyên nhân nào ảnh hưởng tới nội tiết của cơ thể đều có thể làm phát sinh rám má, đặc biệt các nội tiết tố sinh dục như estrogen, progesteron. Ngoài ra, một số loại hormon khác cũng có thể làm phát sinh bệnh như hormon tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên.

-Một số yếu tố thuận lợi làm phát sinh bệnh như uống thuốc tránh thai, viêm nhiễm cấp hay mạn tính, hay gặp trong viêm xoang, viêm phần phụ, chửa đẻ, nghề nghiệp, nhất là những người làm nghề có liên quan đến dầu mỏ và các sản phẩm hóa dầu, những người sản xuất và sử dụng nhiều nước hoa.

3.CHẨN ĐOÁN

a) Lâm sàng

-Các dát tăng sắc tố màu nâu, nâu đen, xanh đen.

Màu sắc có thể đồng đều, có thể không, ranh giới tổn thương thường không đều và thường có tính chất đối xứng, tổn thương nhẵn, không có vảy, không ngứa, không đau. Tổn thương thường khu trú ở hai bên gò má, thái dương, trán, mũi, quanh miệng. Đôi khi tổn thương còn xuất hiện ở cánh tay trên. Các dát sắc tố này tăng đậm về mùa xuân hè, có giảm về mùa thu đông. Bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, phụ nữ gặp nhiều hơn.

Dựa vào mức độ tăng sắc tố và diện tích tổn thương, người ta chia rám má thành các thể lâm sàng khác nhau:

+Thể nhẹ: tăng sắc tố nhẹ và tổn thương khu trú ở hai bên gò má.

+Thể trung bình: tăng sắc tố đậm hơn, tổn thương khu trú hai bên gò má, bắt đầu lan ra các vị trí khác.

+ Thể nặng: tăng sắc tố đậm, tổn thương lan rộng ra cả thái dương, trán hoặc

mũi.

+Thể rất nặng: tăng sắc tố rất đậm, tổn thương lan rộng ngoài mặt còn có thể xuất hiện ở cánh tay trên

-Dựa vào vị trí khu trú của tổn thương người ta chia ra:

+Rám má thượng bì chủ yếu là các dát màu nâu, vàng nâu…

+Rám má trung bì: tổn thương khu trú hoàn toàn trung bì, trên lâm sàng là các dát sắc tố xanh, xanh đen, bờ thường rõ, kích thước nhỏ.

+Rám má hỗn hợp: tổn thương khu trú ở cả thượng bì và trung bì, trên lâm sàng các dát tăng sắc tố có màu không đồng đều, chỗ vàng nâu, chỗ nâu đen, xanh đen, xen kẽ nhau.

b)Cận lâm sàng

-Xác định vị trí khu trú của tổn thương: dùng một đèn Wood chiếu lên tổn thương vùng mặt trong bóng tối, nếu tổn thương tăng đậm hơn so với nhìn bằng mắt thường thì rám má khu trú ở thượng bì. Nếu tổn thương mờ đi so với nhìn bằng mắt thường thì rám má khu trú ở trung bì, nếu khi chiếu có tổn thương tăng đậm hơn, có tổn thương mờ đi so với bằng mắt thường thì rám má khu trú ở cả thượng bì và trung bì, gọi là rám má hỗn hợp.

-Mô bệnh học của tổn thương:

+Độ dày của thượng bì là hoàn toàn bình thường.

+Tăng sắc tố ở các lớp tế bào thượng bì.

+Số lượng tế bào sắc tố bình thường hoặc tăng nhẹ.

+Có thể thấy tế bào đại thực bào chứa các hạt sắc tố ở trung bì.

-Các xét nghiệm về nội tiết: định lượng các hormon tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên, hormon buồng trứng nếu thấy cần thiết cho từng nguyên nhân.

c)Chẩn đoán xác định bệnh rám má

Chủ yếu dựa vào lâm sàng với các đặc điểm sau:

-Thương tổn cơ bản là các dát tăng sắc tố màu nâu, màu nâu đen hoặc xanh đen.

-Ranh giới rõ với da lành.

-Vị trí ở hai bên gò má, trán.

d) Chẩn đoán phân biệt

-Tăng sắc tố sau viêm: sau khi viêm ở mặt xuất hiện chất tăng sắc tố, các chất sắc tố có màu nâu, hay nâu đen thường tương xứng với tổn thương và không có tính chất đối xứng.

-Bớt tăng sắc tố:

+Có từ lúc mới đẻ hoặc từ khi còn nhỏ.

+Không có tính chất đối xứng.

+Có yếu tố gia đình.

+Tổn thương lớn dần lên theo tuổi.

-Tăng sắc tố do các bệnh da khác:

+Ngoài tổn thương ở mặt, các dát sắc tố còn có ở các vị trí khác của cơ thể.

+Các triệu chứng ở các cơ quan nội tạng khác.

4.ĐIỀU TRỊ BỆNH RÁM MÁ

a)Nguyên tắc chung

-Điều trị nguyên nhân nếu có thể

-Điều trị kết hợp với phòng tái phát

-Điều trị bằng thuốc bôi và thuốc uống

-Điều trị nội khoa kết hợp với Laser

b) Điều trị cụ thể

-Sử dụng các thuốc bôi

Thuốc bôi GANIKderma

bệnh rám má
Thuốc bôi ngoài

. Kem chống nắng có hệ số bảo vệ cao: đây là biện pháp rất quan trọng trong điều trị rám má. Dù lựa chọn phương pháp điều trị gì, người bệnh cũng phải sử dụng phối hợp với kem chống nắng.

. Mỡ corticoid nhẹ hoặc trung bình như hydrocortisol.

+Lưu ý: trường hợp nhẹ chỉ cần bôi thuốc giảm sắc tố da đơn thuần vào buổi tối trước khi đi ngủ 1 lần.

+Trường hợp trung bình, nặng: nên phối hợp 1 hoặc 2 loại thuốc có thể là thuốc giảm sắc tố da với kem chống nắng hoặc Vitamin A axít hay mỡ corticoid. Hiện nay trên thị trường có nhiều chế phẩm phối hợp cả hydroquinon với corticoid và vitamin A axít.

+Chú ý: bôi kem chống nắng phải được 30 phút trước khi ra nắng, kể cả hôm trời râm, bôi mỡ corticoid chỉ dùng không quá 10 ngày. Nếu có tác dụng phụ ngừng ngay thuốc để điều chỉnh phác đồ.

+Rám má thể rất nặng: có thể kết hợp bôi thuốc với sử dụng phương pháp khác như chiếu tia Laser hồng ngọc hay liệu pháp ứng dụng công nghệ tế bào gốc.

– Laser

Sử dụng các loại laser đặc hiệu cho sắc tố đem lại hiệu quả nhất định

Laser Nd YAG

Laser YAG-KTP

Laser Ruby

Lưu ý: laser có tác dụng làm mất sắc tố tạm thời nhưng không có khả năng điều trị khỏi vĩnh viễn bệnh rám má.

-Sử dụng các thuốc đường toàn thân

Vitamin C Vitmin E L-cystein

5.TIÊN LƯỢNG

Bệnh chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà không gây hại cho sức khỏe.

Cho đến nay chưa có phương pháp nào điều trị khỏi hoàn toàn rám má.Việc điều trị rám má là sự kết hợp tổng thể của nhiều yếu tố khác nhau và thường xuyên liên tục, nếu không nám sẽ quay trở lại.

6. PHÒNG BỆNH

bệnh rám má
Phòng ngừa bệnh rám má

Để tránh bệnh phát sinh:

-Bảo vệ bằng đội mũ rộng vành, đeo kính, áo dài khi ra nắng.

-Bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài trời 30 phút.

-Tránh tái phát: không sử dụng thuốc tránh thai.

-Điều trị các ổ viêm nhiễm.

-Thường xuyên kiểm tra sức khỏe, phát hiện các rối loạn nội tiết.

-Sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya, bia rượu nhiều, không hút thuốc lá, ăn nhiều hoa quả, thức ăn có nhiều vitamin và khoáng chất.

-Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, các chất tẩy rửa ở mặt.

[:]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *