SƠ CỨU VÀ CHĂM SÓC VẾT BỎNG ĐÚNG CÁCH

[:vi]" Vết bỏng được điều trị với Ganikderma"
Bỏng là tai nạn thường gặp trong đời sống sinh hoạt và lao động, có thể gặp cả ở người lớn và trẻ em, có xu hướng ngày càng tăng. Bỏng không những gây ảnh hưởng tổn hại trước mắt tới sức khỏe mà còn để lại những hậu quả lâu dài, đặc biệt ở trẻ em.
Việc xử trí đúng ngay sau bỏng làm giảm diện tích, độ sâu bỏng, làm diễn tiến bệnh nhẹ hơn, giảm tỷ lệ tử vong, hạn chế di chứng. Do đó, ngoài việc nâng cao ý thức phòng tránh xảy ra bỏng, mỗi người dân cần trang bị những kiến thức xử trí ban đầu bệnh nhân bỏng để giúp nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế những hậu quả khi xử lý sai cách.

1. Các nguyên nhân dẫn đến bỏng thường gặp

+ Bỏng do nhiệt:
– Nước sôi, thức ăn nóng, dầu mỡ sôi nóng, hơi nước nóng, lửa cháy (củi gỗ cháy, cháy xăng, nổ khí, …)
– Bỏng do tia lửa điện
– Bỏng do tác dụng trực tiếp của vật nóng (kim loại nóng chảy, bàn là nóng, ống bô xe máy, …)
+ Bỏng điện: bỏng điện hạ thế, bỏng điện cao thế
+ Bỏng do hóa chất (do acid mạnh, base mạnh, muối kim loại nặng và các chất tương tự)
+ Bỏng do bức xạ (tia hồng ngoại, tử ngoại, tia laser, tia gamma, …)

2. Các mức độ của bỏng

Phân chia theo độ sâu: 3 độ (theo phân độ Boyer)

  • Bỏng độ 1: không có tổn thương giải phẫu, chỗ bỏng sưng đỏ, đau rát. Những vết sưng đỏ sẽ mất hẳn không để lại vết tích.
  • Bỏng độ 2: lớp biểu bì bị tổn thương, trên da có những nốt phồng nước to hay nhỏ, lớp tế bào da vẫn còn nguyên vẹn. Các vết phồng nước sẽ vỡ ra sau đó.
  • Bỏng độ 3: tổn thương lớp sâu, khi lành sẹo sẽ dúm dó. Diện tích bỏng là quan trọng. Bỏng càng rộng thì tỷ lệ tử vong càng cao. Bỏng trên 15% ở người lớn, bỏng 8% ở trẻ em coi như là nghiêm trọng.

Bỏ túi ngay cách phân độ bỏng, xử trí và điều trị sẹo sau bỏng3. Sơ cứu vết thương bỏng

3.1.  Mục đích của sơ cấp cứu bỏng
Nhanh chóng loại trừ tác nhân gây bỏng ra khỏi cơ thể.
Hỗ trợ khẩn cấp những tình trạng gây ảnh hưởng tính mạng bệnh nhân như ngừng tuần hoàn, suy hô hấp, chấn thương vết thương nặng kèm theo…
Hạn chế đến mức tối thiểu mức độ ô nhiễm tổn thương bỏng, băng bó vết thương, vận chuyển đến cơ sở y tế, …
Việc sơ cứu bỏng cần được tiến hành càng sớm càng tốt, đảm bảo an toàn cho cả bệnh nhân và người tham gia cấp cứu, đảm bảo an toàn trên đường vận chuyển, ngoài ra còn phụ thuộc vào hoàn cảnh và tác nhân gây bỏng.
3.2. Sơ cứu tại chỗ với bỏng nhiệt
+ Bước 1: Loại trừ tiếp xúc với tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt
Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi hỏa hoạn, dập tắt lửa trên người nạn nhân, cởi bỏ quần áo bị cháy hoặc thấm đẫm nước sôi, … Đồng thời tiến hành cấp cứu toàn thân như: khi có ngừng tuần hoàn, đa chấn thương kèm theo, suy hô hấp do bỏng đường thở.
+ Bước 2: Nhanh chóng ngâm rửa vùng cơ thể bị bỏng vào nước sạch
Thời điểm ngâm rửa bằng nước mát càng sớm càng tốt, tốt nhất trong 30 phút từ sau khi bị bỏng. Sau khoảng thời gian trên, việc ngâm rửa ít có tác dụng.
Nước để ngâm rửa yêu cầu là nước sạch, nhiệt độ tiêu chuẩn là từ 16-20 độ C. Tuy nhiên vì là cấp cứu nên cần tận dụng nguồn nước sẵn có ngay tại nơi bị nạn. Lựa chọn nguồn nước sạch nếu có như nước đun sôi để nguội, nước máy, nước mưa, nước giếng khoan, …
Không dùng nước đá gây nhiễm lạnh cho nạn nhân. Không dùng nước ấm, có nhiệt độ cao hơn vì ít có tác dụng hạ nhiệt và giảm đau. Một dấu hiệu cho thấy nhiệt độ nguồn nước phù hợp là nạn nhân thấy giảm đau ngay khi ngâm hoặc trẻ em giảm cường độ khóc hoặc không khóc nữa.
Có thể ngâm rửa phần bị bỏng dưới vòi nước chảy hoặc ngâm trong chậu nước mát hoặc đắp thay đổi bằng khăn ướt dội rửa liên tục nước sạch lên vùng bỏng.
Kết hợp nhanh chóng cởi bỏ quần áo chật, nhẫn, đồng hồ trước khi phần cơ thể bị bỏng sưng nề. Vừa ngâm rửa vừa cắt bỏ quần áo bị cháy, rửa sạch dị vật hoặc tác nhân gây bỏng còn bám dính trên bề mặt.
Thời gian ngâm rửa từ 15 – 30 – 45 phút (thường tới khi hết đau rát). Không làm trợt vỡ vòm nốt phỏng.
Giữ ấm phần cơ thể không bị bỏng. Đối với trẻ em, người già, khi thời tiết lạnh nên giảm bớt thời gian ngâm rửa đề phòng nhiễm lạnh.
+ Bước 3: Che phủ tạm thời vết bỏng
Che phủ vùng bỏng bằng vật liệu sạch: gạc y tế, khăn mặt, khăn tay, vải màn, … sạch để quấn phủ lên, sau đó băng ép nhẹ bằng băng sạch. Với vùng mặt và sinh dục chỉ cần phủ một lớp gạc. Tránh băng quá chặt gây chèn ép vùng bỏng.
+ Bước 4: Bù nước, điện giải sau bỏng
Cho uống nước Oresol nếu nạn nhân không nôn, không chướng bụng, vẫn tỉnh táo. Có thể cho uống nước chè đường ấm, nước cháo loãng, nước hoa quả, cho trẻ bú bình thường.
+ Bước 5: Nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc chuyên môn
Chú ý nếu bệnh nhân bỏng nặng cần vận chuyển bằng cáng, bằng ô tô. Nếu bỏng kết hợp với chấn thương, gãy xương cần cố định tạm thời vùng chấn thương và xương bị gãy trước khi vận chuyển. Nếu bỏng kèm theo chấn thương cột sống: vận chuyển bệnh nhân trên ván cứng, cố định đầu.
2.3. Sơ cứu bỏng điện:
Những chú ý quan trọng khi cấp cứu bỏng điện:
Nhanh chóng cắt hoặc đẩy nạn nhân khỏi tiếp xúc với nguồn điện.
Không được dùng tay không chạm vào người nạn nhân đến khi cắt được nguồn điện.
Khi nạn nhân ngừng thở, ngừng tim: cấp cứu ngay lập tức tại nơi xảy ra tai nạn, bằng cách ép tim ngoài lồng ngực kết hợp hô hấp nhân tạo.
Việc xử trí vết bỏng chỉ tiến hành khi nạn nhân có mạch đập, thở trở lại. Có thể dùng gạc, khăn mặt, khăn tay, vải màn, … sạch để che phủ.
Vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất theo dõi đến khi ổn định mới xử lý vết thương bỏng.
2.4. Sơ cứu bỏng hóa chất:
Trong đời sống có thể gặp bỏng do hóa chất base như xút (NaOH), đặc biệt hay gặp bỏng do vôi tôi nóng hoặc các chất acid như acid sulfuric.
Sơ cứu tương tự như trong trường hợp bỏng nhiệt tuy nhiên cần thêm việc trung hòa tác nhân gây bỏng bằng acid nhẹ đối với bỏng kiềm và bằng kiềm nhẹ đối với bỏng acid.
Thao tác này chỉ tiến hành sau khi đã ngâm rửa vết bỏng bằng nước sạch. Nếu trung hòa ngay có thể làm nặng thêm tổn thương do phản ứng sinh nhiệt. Trong bất kỳ trường hợp nào, không được dùng base hoặc acid mạnh. Cụ thể:
Với bỏng do kiềm, vôi tôi: có thể dùng nước vắt chanh, dấm ăn, nên dùng các dung dịch đường (Glucose, đường ăn, đường mía, …) do dễ kiếm và dùng được với khối lượng lớn.
Với bỏng do acid: dùng nước xà phòng hoặc Natri bicarbonate 2-3%, nếu không có thì dùng nước vôi trong để rửa.
Nếu bỏng vùng mắt thì nên rửa bằng nước sạch trong 20 phút sau đó đưa đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
3.3. Những việc không nên làm khi sơ cứu bỏng:
– Không sử dụng nước đá lạnh, nhiệt độ thấp khiến thân nhiệt bị giảm dẫn đến tình trạng mạch máu bị co lại khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn. Đây là lỗi sai phổ biến mà mọi người cần lưu ý để không mắc phải.
– Bôi những loại truyền miệng như nước mắm, củ chuối, … Đây là những điều phản khoa học và không nên thực hiện theo, chúng chỉ khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn.
– Bôi kem đánh răng lên chỗ bị bỏng là một quan niệm sai lầm, trong kem đánh răng có chứa một lượng ít base, khi thoa lên vùng bỏng chỉ khiến bệnh nhân đau đớn hơn.
– Không làm vỡ các nốt phỏng để tránh tình trạng nhiễm trùng.

4. Chăm sóc vết Bỏng

– Đối với những vết bỏng nhẹ, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà. Sử dụng các biện pháp như sau:
+ Làm sạch:  Sử dụng nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn làm sạch vết thương.
+ Làm mát: thoa lên vết bỏng một lớp kem dưỡng da có tác dụng bảo vệ, làm lành da như lô hội, thuốc mỡ kháng sinh.
+ Sử dụng băng gạc nhẹ nhàng quấn lỏng quanh vết bỏng. Có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau để cảm thấy dễ chịu hơn.
– Khi bị bỏng nặng, nên tới bệnh viện ngay lập tức. Tránh bất cứ vải vóc, quần áo nào dính vào khu vực vết bỏng, không sử dụng nhúng vết bỏng vào nước hay bất cứ loại thuốc nào bôi lên vết bỏng. Nâng phần bị bỏng lên cao hơn tim, có thể băng bằng băng ẩm, mát, sạch.

GANIKDERMA- MỠ SỒI CHUYÊN BIỆT CHO VẾT BỎNG

GANIKderma® ????Kem Mỡ Sồi điều trị viêm nhiễm nấm ngứa âm đạo
 
1. Thành phần

Thuốc Mỡ GANIKDERMA® chứa hoạt chất dưỡng ẩm và thành phần mỡ tự nhiên quý hiếm
Oliven oleum,  Helianthus oleum, Cera, Camphora, Gum Rosin, Ricini oleum hydrogenate, Bismuthi subgallas
2. Cơ chế

  • Thành phần chiết xuất từ Cúc La mã và Cao Nhũ Hương, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng. Tiêu diệt 99% vi khuẩn trong vòng 1 phút. Với hiệu quả tiêu diệt mạnh, phổ tác dụng rộng, an toàn và hiệu quả cho làn da bỏng nhạy cảm. Giúp hạn chế nhiễm khuẩn vết thương, giúp vết bỏng nhanh lành.
  • Dầu Olive, Dầu thầu dầu, Tinh dầu Hướng dương: Bổ sung các chất tạo ẩm và Vitamin E,  kích thích các tế bào biểu mô, tế bào sừng và tế bào nội mô, thúc đẩy sự thông mạch của các mô mới và cơ chế chữa lành bình thường (tăng sinh tế bào ướt), đồng thời ngăn ngừa hoại tử.
  • Rút ngắn thời gian lanh vết thương. Tăng sinh Collagen , hạn chế hình thành sẹo lồi, sẹo lõm.

3. Nghiên cứu lâm sàng Ganikderma
Theo Điều tra Lâm sàng (EN ISO 14155)- thực hiện tại Bệnh viện thẩm mỹ Italia. Bệnh nhân Bỏng và sử dụng Ganikderma.
Kết quả:
+ Các vết bỏng trên bề mặt giảm 50% sau 5,12 ngày điều trị với các sản phẩm GANIKDERMA®, quá trình sử dụng với các vết Bỏng , được thực hiện mà không có phản ứng phụ.
+ Thời gian chữa lành vết bỏng dao động từ 3 đến 26 ngày tùy thuộc vào các biến số độc lập của điều trị như tác nhân gây tổn thương (ngọn lửa, chất lỏng nóng, v.v.), tuổi đối tượng và tình trạng y tế liên quan.
+Thời gian trung bình để chữa lành hoàn toàn vết bỏng là 14,48 ngày, vết thương được bao phủ bởi mô biểu mô mới hình thành với chất lượng cao.
+ Tùy thuộc vào mức độ bỏng, quá trình chữa lành diễn ra như sau:

  • Bỏng độ IIa, được chữa lành trong khoảng từ 3 đến 11 ngày, trung bình là 7,56 ngày.
  • Bỏng độ IIb, được chữa lành trong khoảng từ 10 đến 22 ngày, trung bình là 13,07 ngày.
  • Bỏng độ III, được chữa lành trong khoảng từ 20 đến 26 ngày, trung bình là 22,83 ngày.

+ Về thể tích bỏng, sau 4,5 ngày điều trị giảm 50% và sau 10 ngày điều trị, thể tích bỏng trung bình còn 10% so với ban đầu. Trong quá trình điều trị bằng các sản phẩm GANIKDERMA®, vết bỏng không bị nhiễm trùng và không có mùi.
[:]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *